- Căn cứ vào đâu ông cho rằng Hồng là đồng phạm của Luyện?
Thạc sỹ - Nhà giáo ưu tú Trần Đức Thìn – nguyên phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội. |
Cơ quan điều tra cũng cần phải nghiên cứu kỹ địa hình, địa vật nơi Hồng và Luyện gặp nhau. Tôi nghi ngờ Hồng không chỉ vì anh ta là người người trực tiếp đón Luyện từ địa điểm gây án về nhà, cho thay quần áo rồi đưa đến trạm y tế xã để khâu, băng bó vết thương, lại đưa Luyện ra Vôi để trốn đi Lạng Sơn, rồi trước khi trốn đi, Luyện đưa lại cho Hồng 2 dây chuyền vàng, dặn về nhà bán đi chuộc xe, trả nợ hộ, còn lại thì tiêu. Là một người nhiều năm nghiên cứu các vụ án hình sự, tôi có cảm giác dường như đang ẩn chứa những bí ẩn về nhân vật Trương Thanh Hồng mà cơ quan điều tra phải làm sáng tỏ.
Chúng ta cũng không nên quan niệm, đồng phạm là phải cùng Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc. Luyện sẽ vững tin hơn rất nhiều nếu bên ngoài có người cảnh giới. Thậm chí tôi cũng không loại trừ khả năng ông Lê Văn Miên - bố Luyện có thể là đồng phạm. Một người bố mà sao con đi đâu suốt đêm không về mà ông cũng không biết? Sau đó, ông Lê Văn Miên lại còn chôn giấu túi vàng của Luyện cướp được .
Nếu Trịnh Thanh Hồng và cả ông Lê Văn Miên là đồng phạm nhưng Luyện không khai ra cũng là điều dễ hiểu. Thông thường, khi người ta cùng với người thân phạm tội thì họ không muốn người thân bị liên lụy. Chi tiết này cũng cần phải để ý.
Những nghi ngờ trên đây của tôi mang tính chủ quan, nhưng có căn cứ. Tôi hy vọng cơ quan điều tra chắc không thể bỏ sót một chi tiết nhỏ nào để tìm ra sự thật đầy đủ về vụ án.
- Ông nghi ngờ khả năng Luyện không hành động một mình dựa vào những căn cứ nào?
- Còn một số câu hỏi về quá trình gây án của Luyện. Luyện đột nhập vào nhà anh Ngọc lúc 2h sáng nhưng đến 5h30 mới hành động, trong thời gian ấy Luyện làm gì? Kẻ tội phạm thường có tâm lý hành động nhanh để tẩu thoát. Nếu để ăn trộm vàng hay cướp của giết người thì khoảng thời gian 2h sáng sẽ thuận lợi và “êm dịu”, khó bị nhận diện hơn là 5h30. Khi ăn trộm bị phát giác, thì buộc phải dùng vũ lưc để cướp cũng là vạn bất đắc dĩ. Đằng này, Luyện dường như muốn giết sạch gia đình anh Ngọc rồi mới cướp vàng.
Tôi thấy Lê Văn Luyện là một sát thủ rất chuyên nghiệp khi lọt vào nhà anh Ngọc, nhưng quá trình chạy trốn lại tỏ ra rất nghiệp dư. Một tên tội phạm đã biết tắt cầu dao điện để cắt camera chứng tỏ hắn chuẩn bị rất chắc chắn và ít khi mắc sai lầm. Nhưng khi chạy trốn hắn lại mắc sai lầm rất sơ đẳng là về xã mình để băng bó vết thương. Như thế thì sớm muộn gì cũng bị bắt. Vì sao Luyện lại tỏ ra vừa rất chuyên nghiệp, vừa rất nghiệp dư như vậy? Phải chăng có ai đứng đằng sau “giật dây”?
- Ông đánh giá thế nào về chi tiết trước khi Luyện bị bắt, cháu Bích cho rằng đã nhìn thấy “2 người đầu xanh đầu đỏ trong nhà” nhưng sau đó cháu lại nói là nhìn nhầm?
- Tôi nghĩ những điều cháu Bích nói phải kiểm tra. Bây giờ muốn biết cháu Bích có nhìn nhầm hay không phải dựng lại hiện trường. Hãy để cháu Bích trong một khoảng thời gian và không gian giống hệt như thời điểm tên Luyện thực hiện hành vi phạm tội xem cháu Bích thấy gì? Dĩ nhiên, chỉ dựng lại hiện trường khi cháu Bích đã hoàn toàn khỏe mạnh và ổn định về tâm lý.
- Là một chuyên gia về luật hình sự, từng tiếp cận và phân tích rất nhiều vụ án lớn, dự cảm của ông về vụ án cướp tiệm vàng của Lê Văn Luyện như thế nào?
- Ngay từ đầu, tôi đã có dự cảm đây là một vụ án phức tạp ly kỳ. Tôi đã lưu các bài viết, cả video clip của vụ án này để làm tài liệu cho công tác giảng dạy luật hình sự của mình.
Bây giờ, mọi hoài nghi vẫn chỉ là hoài nghi, tất cả phụ thuộc vào cơ quan điều tra. Luyện phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì thế luật cho phép thời gian tạm giam kéo dài, theo tôi cơ quan điều tra cũng không nhất thiết phải vội kết thúc điều tra sớm để lấy thành tích. Tất cả mọi câu hỏi liên quan đến vụ án cần được trả lợi một cách rõ ràng, tất cả những kết luận phải được chứng minh.