Gặp lại con cháu, người thân là ước muốn cháy bỏng của những người già ở Trung tâm |
[justify]Bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch, tất cả người già ở các trung tâm chăm sóc người cao tuổi đều ngóng chờ tin con đến đón về nhà ăn Tết. Bất kể một động tĩnh gì liên quan đến cửa ra vào, từ tiếng xe ô tô, xe máy lạ… đều làm các cụ chú ý. Gần Tết, các cụ ngồi ở những chỗ dễ quan sát, để thấy "có động" là thả mắt nhìn ra xem ai đến, xem có phải con cháu mình đến đón mình không, hay của người bạn cao tuổi cùng phòng…[/justify]
[justify]Sau mỗi lần "có động" là niềm vui, nỗi buồn đan xen. Cụ Trần Thị Hương ở ngay ngõ chợ, phố Khâm Thiên, có thâm niên ở Trung tâm gần 10 năm, đôi mắt cứ đau đáu hướng ra ngoài cổng… Chị Hà nhân viên ở Trung tâm kể, cụ Hương có 5 người con. Họ đến thăm cụ rất đều trong tháng, chu cấp đầy đủ. Thế nhưng, chẳng hiểu sao, ngày Tết, họ rất ít đón cụ về ăn Tết. Từ khi cụ đến Trung tâm, cụ chỉ có 2 cái Tết được đoàn tụ cùng con cháu ở nhà (2 cái Tết đó là thời gian đầu cụ vào Trung tâm). Chị Hà cho biết thêm, không đón về ăn Tết nhưng cứ mùng 3 hoặc mùng 4, các con cháu đều vào thăm cụ, mừng tuổi… Tìm hiểu, gặng hỏi mãi, con gái cụ tâm sự nguyên nhân sâu xa không đón cụ về ăn Tết cùng gia đình chỉ vì lý do: Khi ông mất, ai cũng mong muốn cụ về ở cùng nhưng cụ không về với con, vì còn nhiều kỷ niệm với ngôi nhà. Cụ đi viện 2 tháng, nhà trong diện giải phóng mặt bằng, ra viện, đưa cụ về nhà anh trưởng trên phố, được vài hôm cụ đòi về. Thấy sự tình như thế các con đưa cụ vào Trung tâm ở. Thế nhưng, Tết đến, người này tưởng người kia đón mẹ về, thế là cuối cùng chẳng ai đón cụ.[/justify]
[justify]Đợi chờ trong vô vọng[/justify]
[justify]Theo chị Hà, phòng số 7 là những cụ rất đặc biệt. Các cụ rất yêu con, cháu nhưng lại hận họ vô cùng. Cụ Nguyễn Thị Hát (ở Hải Dương) vào trung tâm được 4 năm. Cụ vào theo diện bị “thu gom” vì lang thang ở ngoài đường… Vận động mãi, cụ mới nói có con trai, con gái ở quê. Cụ cho địa chỉ để liên hệ nhưng họ không nhận mẹ. Con gái cụ ở nước ngoài về, tìm về trung tâm, khóc lóc và xin: Mọi chi phí của cụ ở trung tâm, chị xin lo hết… Chị ta không thể đón mẹ đi cùng, vì còn phải kinh doanh, vì… cuộc sống mưu sinh rất vất vả. Năm ngoái, chị về quê ăn Tết, ở trung tâm với mẹ 6 ngày rồi đi nước ngoài luôn, không về thăm các anh chị ở quê. Năm nay, cụ Hát cũng mong con gái về, thế nhưng, chị gọi điện là không thể về được. Cụ giận con, mắng 3 hôm liền, nhịn ăn để "phản đối", trung tâm phải làm "công tác tư tưởng" mãi, cụ mới nguôi ngoai, bớt giận…[/justify]
[justify]Cụ Hoàng Thị Tính (ở Hà Nội) thì lại không có gì để hy vọng. Một cán bộ trung tâm kể, cụ Tính có con rất giàu có, là “đại gia” hẳn hoi. Cụ vào trung tâm vì đang lang thang ở ngoài đường đi ăn xin. Từ khi cụ vào trung tâm đến nay, mới được hơn 3 năm nhưng con cụ bận buôn bán, làm ăn và "tiêu tiền" nên không có thời gian vào thăm cụ. Mấy lần cán bộ trung tâm liên lạc được vào điện thoại của người con "đại gia" của cụ thì đều có giọng nữ ỏn ẻn trả lời là "Anh ấy đang ở trong nhà tắm, chốc gọi lại sau nhé". Có 2 lần, cán bộ nhắn lại rằng: “Bảo anh ấy gọi lại đến trung tâm… gặp mẹ”. Nhưng, chẳng hiểu sao, cán bộ trung tâm không thấy họ hồi âm. Thế là mấy năm nay cụ Tính sống ở trung tâm bằng chế độ của Nhà nước dành cho người già không nơi nương tựa…[/justify]
[justify]Con nhiều, của nhiều vẫn… cô đơn[/justify]
Cụ Hoàng Thị Thướng lại khác. Cụ vào Trung tâm được 6 năm, mọi liên hệ với con đều qua điện thoại và con cụ gửi tiền qua tài khoản. Cả năm, thậm chí 2 năm liền không hề có con, cháu đến thăm. Theo chị Hà, con cụ gọi điện, Tết này sẽ đón cụ về nhà ăn Tết với cháu đích tôn, nó vừa nhận bằng thạc sỹ ở nước ngoài về. Cụ ngóng mãi, vui lắm, nói cười liên tục. Hôm 15 tháng 12 (âm lịch) vừa qua, con trai và cháu đến trung tâm. Cụ chuẩn bị quần áo nhanh lắm, tưởng được đón về. Con trai cụ nói: "Đưa cháu đến thăm bà, chúc Tết bà trước để cả nhà còn đi du lịch Tết". Cụ Thướng giận đến mức huyết áp tăng đột ngột, trung tâm phải gọi bác sĩ đến cấp cứu cho cụ. Sợ quá, con trai và cháu cụ cũng "chuồn" luôn, gửi lại 10 triệu đồng để cán bộ trung tâm lo thuốc thang và đồ ăn Tết cho mẹ với lời nhắn: "Thiếu - đủ tính sau". |
[justify]Theo chị Hà, các cụ ăn Tết ở trung tâm cũng đầy đủ lễ nghi như ở nhà, chỉ thiếu mỗi tình yêu thương của con cái, cháu chắt họ hàng. Ăn Tết ở trung tâm đầm ấm, tất cả các cụ quây quần vào với nhau, kể chuyện Tết ngày xưa, người thì kể chuyện chồng, khi còn sống. Các cụ có chung một suy nghĩ rằng: Nó - tức các con - còn bỏ mình ở đây, chắc gì nó cúng bố - mẹ, ở nhà… Mong muốn của các cụ về nhà ăn Tết để gặp con, cháu không lớn lao bằng suy nghĩ, về ăn Tết để thắp cho chồng, vợ, ông bà, tổ tiên nén nhang.[/justify]
[justify]Ông Đạt đã công tác 7 năm ở trung tâm chăm sóc người cao tuổi nói trong ngậm ngùi, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đời của các cụ mà rơi nước mắt. Nhiều người chẳng họ hàng thân thích gì mà họ đối xử với nhau tốt đến vậy. Đằng này con cái giàu có mà đối xử tệ bạc với bố, mẹ mình như vậy thì quả thật là nhẫn tâm.[/justify]
[justify] 3ahhyes3 3ahhyes3[/justify]