[justify]Chuyện buồn của 7 anh em không biết chữ[/justify]
[justify]Ông Nguyễn Văn Dầm là con của cụ ông Nguyễn Văn Trừ (SN 1907, mất năm 1991) và cụ bà Lê Thị Giã (SN 1912, mất năm 1980) cùng ngụ ấp Cầu Kê, xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Hai cụ sinh được 7 người con. Cuộc sống của người dân những năm tháng chiến tranh còn khó khăn, chuyện đi học để biết chữ là điều không tưởng với những gia đình nông dân nghèo khó. Các anh em ông Dầm không là ngoại lệ, người giỏi nhất cũng chỉ được học ít chữ để biết ghi tên mình một cách nguệch ngoạc rồi nhớ lấy mà dùng làm chữ ký khi cần.[/justify]
[justify]Con nhà nông nên cả 7 anh em lớn lên chỉ biết trông vào mảnh đất hơn 8.300m2 của gia đình. Rồi đến tuổi biết làm ăn thì mỗi người tự đi tìm cho mình một công việc để kiếm sống. Trong số đó có người đi làm ăn xa, cũng có người bám lấy mảnh đất để sống qua ngày.[/justify]
Ông Nguyễn Văn Dầm
[justify]Theo thời gian, cụ Trừ cũng già yếu dần. Biết mình không thể sống mãi với con cháu nên khi còn khỏe, cụ đã làm di chúc chia gia tài cho 7 người con của mình.[/justify]
[justify]Tình nghĩa anh em trong gia đình nghèo đông con vẫn cứ êm đềm trôi qua. Năm 1991, cụ Trừ qua đời. Sau khi gia đình làm ma chay, các anh em thống nhất với nhau để cho ông Nguyễn Văn Rạng (con út trong gia đình) và bà Ngô Thị Chính (vợ ông Rạng) tiếp tục sử dụng và trông coi đất. Do các anh chị trong gia đình phải đi làm ăn xa, chuyện nhang khói cho ông bà tổ tiên chỉ biết trông cậy vào ông Rạng. Tin tưởng vào người em út nên việc đóng thuế đất và các nghĩa vụ liên quan, những thành viên trong gia đình giao luôn cho em mình.[/justify]
[justify]Vợ chồng ông Rạng lấy nhau từ năm 1967 và có 3 người con. Năm 1997, trong một lần đi bắt cua ở cửa biển Rừng Sác, ông Nguyễn Văn Rạng chẳng may trúng gió rồi qua đời.[/justify]
[justify]Người chết sống lại làm đơn?[/justify]
[justify]Việc ông Rạng mất khiến mối thâm tình giữa bà Chính, vợ ông Rạng và những anh em còn lại trong gia đình chồng cũng không còn. Và đến đây, một câu chuyện tưởng như chỉ có trong cổ tích đã xảy ra. ông Rạng qua đời chưa được bao lâu, bỗng dưng ngày 23-8-1997, xuất hiện lá đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bố ông Dầm là cụ Nguyễn Văn Trừ (đã chết từ năm 1991). Kỳ lạ hơn tờ đơn của "hồn ma" cụ Nguyễn Văn Trừ vẫn được chính quyền huyện, xã ký tên, đóng dấu, xác nhận đầy đủ?![/justify]
[justify]Không lâu sau đó, các con của cụ Trừ vô cùng bất ngờ trước tin… cụ Trừ đã giao toàn bộ số đất phân chia cho các con và nhà thờ tự cho bà Ngô Thị Chính được toàn quyền sở hữu. Ai thắc mắc, bà Chính chìa luôn tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, đất cho xem.[/justify]
[justify]Có được giấy chứng nhận, bà Chính nhanh chóng chuyển nhượng tất cả cho một số cá nhân khác trong xã Phú Hữu (trong đó có cả người là cán bộ xã thời đó). Biết chuyện, các con cụ Trừ đã làm đơn tố cáo nhờ chính quyền xã can thiệp nhưng không hiểu sao, số đất trên vẫn được chính quyền địa phương, từ xã đến huyện đồng ý cho chuyển nhượng theo yêu cầu của bà Ngô Thị Chính.[/justify]
[justify]Sau khi bán hết mảnh đất của gia đình chồng, bà Chính đi khỏi địa phương, mang theo số tiền bán đất về huyện Nhà Bè, TP.HCM để sinh sống. Hơn 10 năm trời, những thành viên trong gia đình chạy vạy kêu cứu khắp nơi. Họ làm đơn gửi UBND huyện Nhơn Trạch và UBND tỉnh Đồng Nai nhưng vẫn không được giải quyết.[/justify]
[justify]Cuối năm 2010, TAND tỉnh Đồng Nai ra quyết định không thụ lý đơn khởi kiện của các con cụ Trừ với lý do thời hiệu khởi kiện đã hết. Ông Nguyễn Văn Dầm, người con cả của cụ Trừ nói trong cay đắng: "Tôi không dám nghĩ cha tôi lại có thể đội mồ sống dậy để làm giấy tờ nhà cho bà Chính. Nhưng đây là chuyện có thực mà cách giải quyết của chính quyền đã khẳng định điều đó"…[/justify]