[size=3]Trà sữa trân châu là thức uống “ruột” của đông đảo giới trẻ. Chỉ có điều, nguyên liệu chế biến được nhập từ Trung Quốc có chất lượng như thế nào thì gần như không một vị khách nào biết đến![/size][size=3]
[/size]
[indent] [size=3][/size] [size=3]
Giới trẻ hồn nhiên uống trà sữa mà không để ý chất lượng.
[/size][size=3]Trà sữa trân châu - nấm mọc sau mưa[/size]
[size=3]Hiện nay, thật quá dễ dàng để tìm một quán trà sữa trân châu. Tại TP HCM hiện có hàng ngàn quán trà sữa từ có thương hiệu đến không tên tuổi, thậm chí chỉ là một xe nước ngoài vỉa hè cũng trở thành quán trà sữa. [/size][size=3]
[/size]
[size=3]Trà trân châu là trà pha đường, bột sữa và thường kèm với các hương liệu khác. Trà thường được uống với đá, được bỏ vào bình lắc kỹ tạo ra các bong bóng nhỏ, thêm trân châu (làm từ bột) hoặc thạch vào, đó là điểm đặc trưng của thức uống này.[/size]
[size=3]Ngay trước trường Đại học Công nghiệp TP.HCM, ở quận Gò Vấp từ đoạn đường Lê Lợi vòng qua đường Nguyễn Văn Bảo chỉ khoảng 500m nhưng chi chít các quán giải khát trong đó có không ít quán trà sữa trân châu. [/size][size=3]
[/size]
[size=3]Khi chúng tôi đặt vấn đề tại sao lại không mở quán cà phê, nước ép trái cây, một chủ quán trà sữa trân châu trên đường Lê Lợi cho biết: “Trước khi mở quán kinh doanh, chúng tôi đã nghiên cứu thị trường rất kỹ và biết hiện trà sữa trân châu là một loại giải khát rất được ưa thích. Đặc biệt, nếu biết thiết kế quán theo một phong cách lạ, bắt mắt thì lại càng thu hút khách hơn”. Còn với chị Nguyễn T. K, chuyên bán xe nước di động tại trường PTTH Võ Thị Sáu, đường Đinh Tiên Hoàng, quận Bình Thạnh thì thật thà cho biết:[/size]
[size=3]
[/size][size=3]“Các em học sinh rất thích uống trà sữa, mà nguyên liệu để làm loại này thì dễ mua; việc chế biến cũng rất dễ, lại có thể kiếm nhiều lời nên tụi tui thích bán lắm. Chị thấy đó, từ nãy tới giờ chỉ mấy phút giải lao của các em học sinh mà tui đã bán được mấy chục ly rồi đó”.[/size]
[/indent][indent] [size=3]
[/size][size=3]Có thể nói, chưa có một loại thức uống nào lại phong phú về tên gọi như các loại trà sữa trân châu hiện nay. Nào là trà sữa bạc hà, sữa dưa lưới, sữa mật ong, sữa nho, sữa kiwi, sữa cam, sữa dâu, sữa táo, sữa đậu xanh, sữa chanh dây… Tên các loại này luôn luôn được trưng chi chít trước cửa quán hoặc trước bảng hiệu xe bán trà.[/size]
[size=3]Nhu cầu tiêu thụ trà sữa trân châu qua tìm hiểu của chúng tôi hiện rất lớn, đáng chú ý phần đông thực khách lại là giới trẻ, nhất là sinh viên - học sinh. Tuy nhiên, vì sao thích uống thì mỗi người đưa ra mỗi lí do.
[/size]
[size=3]Em Trần Phương Anh, học sinh trường tiểu học trường Hanh Thông, đường Lê Lợi, quận Gò Vấp cho biết: “Cháu thích uống trà sữa trân châu vì ngon, ngọt và có nhiều màu sắc như vàng, đen, xanh mà lại không ngán như uống sữa”. Còn với Hoàng Châu Giang, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thì: “Đây là một loại thức uống bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe của mọi người (?)”.[/size]
[size=3]Tuy nhiên, nguy hiểm là khi được hỏi có biết rõ nguyên liệu được dùng để chế biến trà sữa có chất lượng như thế nào thì gần như tất cả những người thích uống trà sữa đều không rõ![/size]
[size=3]Chất lượng nguyên liệu đang bị bỏ lửng.[/size]
[size=3]Một chủ quán cà phê vừa đổi việc kinh doanh sang thành hiệu trà sữa (đề nghị không nêu tên) tại quận Phú Nhuận cho biết: “Thật ra, trà trân châu vốn là một thức giải khát bổ ích của người Đài Loan, chế biến từ lá trà trộn với các hạt trân châu làm từ bột sắn. Tuy nhiên, chuyện kinh doanh trà sữa đang được nhiều người đặt lợi nhuận lên trên chất lượng. Nguyên liệu bột sữa và hương liệu (mùi hương trái cây) phần lớn được lấy từ chợ Bình Tây, quận 6, giá cực rẻ, mười mấy ngàn đồng/kg. 1kg nguyên liệu pha được 4 lít trà sữa, tức bán được khoảng 16 ly lớn, bét lắm cũng kiếm lời khoảng 50-60.000 đồng”.[/size]
[size=3]Đến chợ Bình Tây, các loại bột sữa được đóng thành từng bịch, hay trong các loại bao xi măng lớn. Đây chỉ là hàng mẫu, còn sữa gốc được đóng trong bao tải, khách mua bao nhiêu sẽ đổ ra cân đong bấy nhiêu.
[/size]
[size=3]Giá thì “thượng vàng hạ cám”, mua bao nhiêu cũng có. Điểm nổi bật là tất cả hầu như không nhãn mác, không ngày sản xuất, không nơi sản xuất và không ghi thành phần có trong bột sữa. Theo chủ sạp D.N, bột trà sữa có rất nhiều loại với đủ các loại màu sắc: sữa trà cam, chanh, mè, đậu phộng, nho, táo, bạc hà… với các màu sắc xanh, đỏ, tím, vàng, đen… được nhập về từ Trung Quốc, Đài Loan[/size]
[size=3]Cũng theo chủ sạp này, khách mua chủ yếu không chỉ ở TP.HCM như những quán giải khát nhỏ, những quán hàng bán tại cổng trường, một số cửa hàng ăn mà rất nhiều mối ở các tỉnh thành lân cận như: Long An, Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh… Trân châu ở đây thì đa dạng cả về màu sắc, chủng loại và nhãn hiệu. Chúng được bán với giá 10-15.000 đồng/kg.
[/size]
[size=3]Một chị chủ hàng lại hồn nhiên mách “mánh”: “Hàng khô em cứ để thoải mái, giữ cả năm cũng không sao. Loại trân châu này chỉ cần luộc 10-15 phút là xong, ăn chẳng khác gì trân châu thật đâu”. Những túi hồng trà, trà xanh, trà đen, được xếp chất ngất trên các sạp hàng. Nhưng nếu không được giới thiệu cũng chẳng ai biết đó là cái… quái gì! Vì trên sản phẩm chỉ có mỗi dòng chữ loằng ngoằng mà chủ hàng thường nói là chữ Trung Quốc hoặc chữ Đài Loan.[/size]
[size=3]Một ngày sau quay lại chợ Bình Tây, chúng tôi đã không thể tìm thấy bất cứ một bao sữa không nhãn mác nào nữa. Lân la hỏi thì được chị chủ sạp H.V cho biết: “Giờ đang kiểm tra dữ lắm, phải hết đợt cao điểm này thì mới bắt đầu bán trở lại được. Nếu em muốn mua thì nói rõ số lượng và muốn mua loại nào, bao 25kg hay những bao nhỏ được chiết ra từ bao lớn đã được trộn chung với một bột trắng khác (?), chị sẽ gọi người nhà mang ra”.
[/size]
[/indent] [size=3]
[/size][size=3]Khi chúng tôi nói muốn mua mỗi loại một ít về làm thử thì chị chủ sạp liền gọi điện và khoảng 5 phút sau hàng đã được đưa tới. Đó là 3 gói: sữa bột nguyên kem Hà Lan, bột trái cây hòa tan và… bột kem pha cà phê (nhưng vẫn cứ một mực bảo đó là bột sữa và có thể làm trà sữa trân chân, pha cà phê, làm bánh kem, bánh bông lan) có xuất xứ từ Australia, châu Âu kèm lời giải thích: “Thực ra, sữa trong những gói đó là chiết ra từ bao lớn này. Tuy nhiên, nó đã được trộn chung với một loại bột khác nên rẻ vậy đó”. Loại bột đó là bột gì thì… chịu, không thể trả lời được![/size]
[size=3]Chị Ngọc Hạnh, quận Phú Nhuận, vốn là một khách hàng “ruột” của trà sữa trân châu bộc bạch: “Từ ngày phát hiện melamine trong sữa ở Trung Quốc và bây giờ là ở Việt Nam cũng xuất hiện một số sản phẩm sữa, nguyên liệu từ sữa nhập ở Trung Quốc có chứa melamine, tôi thấy hơi lo và hạn chế uống trà sữa vì nguyên liệu của nó phần lớn nhập từ Trung Quốc. Nhưng sao tới nay chưa thấy các cơ quan chức năng có cảnh báo gì về nguyên liệu này?”.[/size]
[size=3]TS. Nguyễn Hữu Toản - nguyên Trưởng khoa Dinh Dưỡng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng, dẫu chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về loại thức uống này nhưng có thể khẳng định, nó rất nguy hiểm.
[/size]
[size=3]Bởi loại thức uống này được chế biến từ nguồn nguyên liệu chưa được một cơ quan kiểm nghiệm nào kiểm định, lại không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, thành phần bao gồm những gì cũng không ai biết. Yếu tố nguy cơ rất cao. Những người buôn bán, kinh doanh đang đánh vào tâm lý, thị hiếu của người tiêu dùng là thích rẻ và bổ dưỡng. [/size]
[size=3]Nguy hiểm nhất là vì không được kiểm định nên có thể trong loại bột sữa này sẽ có một số thành phần độc. Nếu dùng phải sẽ rất nguy hại. Đặc biệt là có những loại hóa chất độc hại không có phản ứng ngay mà phải cần một thời gian dài mới biểu hiện triệu chứng. Lời khuyên tốt nhất cho mọi người là chỉ sử dụng những loại đồ ăn, thức uống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.[/size]