
Giáo sư Wafaa Bilal sẽ tham gia một cuộc triển lãm có tên gọi là “con mắt thứ ba”, được tổ chức tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại Ả – rập vào cuối tháng 12 này. Và với sự kiện đặc biệt đó, ông cũng muốn làm một điều gì đó khác người: “Tôi muốn làm mất đi tính chủ quan trong khi chụp ảnh, song lại muốn ghi lại những hình ảnh trần tục của cuộc sống thường nhật. Đó là lý do tại sao tôi lại gắn chiếc camera sau gáy của mình.”

Có thể nói ông Wafaa quả là một người biết hy sinh vì nghệ thuật. Trước tiên, ông phải nhờ đến các bác sỹ phẫu thuật cấy ghép một miếng titan phía sau gáy của mình, và chiếc camera sẽ được gắn vào phần “đế” này thông qua một cục nam châm. Chiếc máy ảnh này sẽ ghi hình một phút/lần và được kết nối với chiếc máy tính mà ông mang theo bên hông. “Việc gắn miếng titan sau gáy lúc đầu khiến tôi rất khó chịu, đặc biệt là sau khi thuốc gây tê hết tác dụng. Nhưng bây giờ thì ổn rồi.” ông Wafaa cho biết.

Giáo sư Wafaa phải nhờ đến các bác sỹ phẫu thuật cấy ghép một miếng titan phía sau gáy



Chiếc camera sẽ được gắn vào phần “đế” này thông qua một cục nam châm

Chiếc máy ảnh này sẽ ghi hình một phút/lần
và được kết nối với chiếc máy tính mà ông mang theo bên hông