Thông tin trên được đại diện trung tâm dự báo thời tiết khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai cung cấp cho chúng tôi trưa ngày hôm nay 26/12.
Có mặt ở vùng cao Sa Pa vào buổi chiều cùng ngày chúng tôi mới nhận thấy giá rét đến nhường nào khi trong người đã mặc đến mấy lớp áo chống rét mà lúc dừng xe trên đèo Ô Quý Hồ ngắm cảnh một lúc mà người vẫn rét run cầm cập. Chị Hoàng Thị Vinh là người thị trấn Sa Pa bán đồ nướng chuyên nghiệp trên đỉnh đèo Ô Quý Hồ cho chúng tôi biết trời cứ rét như thế này dễ sáng mai ( 27/12) nơi đây sẽ xuất hiện băng tuyết hoặc mưa tuyết như đầu năm 2000.
Rét như thấu xương nhưng chúng tôi vẫn thấy nhịp sống vùng cao Sa Pa và thị trấn du lịch nổi tiếng này trong giá lạnh gần 4 độ C vẫn diễn ra bình thường. Nông dân vẫn ra vườn thu hoạch hoa hồng để chuyển đi Hà Nội , thợ công trình vẫn hối hả kéo điện vượt núi . Khu vực phố cổ và nhà thờ cổ Sa Pa vẫn đông đúc du khách vãn cảnh và bà con các dân tộc địa phương đi chợ huyện ngày chủ nhật. Ấn tượng nhất vẫn là cảnh thanh niên người dân tộc Mông đi xe máy ra ven đường quốc lộ cắt cỏ chở về nhà cho trâu bò ăn ngày giá rét hoặc tụ tập nhau đốt lửa ngồi sưởi ấm nói chuyện làm ăn với nhau…
Xin giới thiệu chùm ảnh nhịp sống vùng cao Sa Pa trong giá lạnh 3,7 độ C mà chúng tôi ghi lại được trong buổi chiều ngày 26/12:
Thời tiết giá lạnh nhưng nhà thờ Sa Pa vẫn là tâm điểm của
du khách và nhân dân địa phương tới thăm quan.
Vợ chồng trẻ người Mông vận chuyển trâu từ Sa Pa sang tránh rét
ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.
Bà con xã Sa Pả vận chuyện hàng hóa trong giá lạnh.
Củi là vật không thể thiếu của người vùng cao Sa Pa.
Mặc ấm cho con.
Mặc dù giá lạnh vẫn lên rừng lấy lá dong về làm bánh.
Thu hái, vận chuyển cỏ về cho trâu, bò trong ngày giá lạnh.
Bên đống lửa hồng ven đường trong ngày giá lạnh.
Vẻ đẹp Sa Pa trong mùa đông.
Phong cảnh rừng Hoàng Liên trong giá rét nhìn từ đỉnh đèo Ô Quý Hồ.
Du khách Châu Âu giao lưu với dân bản Sa Pa.