> Ký ức về đồng đội ngã xuống ở Trường Sa[/size]Tại ngôi nhà ở phường Hòa Cường (quận Hải Châu, Đà Nẵng), mẹ Lê Thị Muội (80 tuổi) đưa đôi bàn tay nhăn nheo, run run thắp nén nhang tưởng nhớ con trai - liệt sĩ Trường Sa Phan Văn Sự và chồng. Ký ức về ngày con trai ngã xuống lại tràn về như những đợt sóng.
![]() |
Mẹ Lê Thị Muội bên chiếc áo, kỷ vật cuối cùng liệt sĩ Phan Văn Sự để lại. Ảnh: Nguyễn Đông. |
Nhưng ông Bé chẳng hiểu vì lẽ gì lại mơ thấy con trai về bên giường bệnh nên hỏi han tin tức. Đúng lúc ấy, chiếc loa phóng thanh trên tường bệnh viện đưa tin về trận chiến bảo vệ chủ quyền ở Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) ông Bé gắng hết sức bình sinh lắng nghe. Cái tên Phan Văn Sự được xướng lên trong danh sách liệt sĩ cũng là lúc ông Bé ra đi vĩnh viễn.
"Lúc ấy tôi muốn chết theo hai bố con. Nhưng nếu chết đi thì sẽ chẳng mấy người biết đến con tôi là lính Trường Sa", mẹ Muộn nói. Sau ngày ấy, người mẹ lấy chiếc áo hải quân còn vương mùi mồ hôi và vị mặn của muối biển - kỷ vật cuối cùng của con trai gửi về, cẩn thận gỡ từng sợi chỉ, may lại cho mình mặc. Còn cổ và tay áo mẹ để dưới gối nằm để ngày nào cũng được ở bên con.
"Tôi luôn tự hào vì con trai đã ngã xuống ở Trường Sa. Mỗi dịp lễ, ăn cưới, tôi đều mặc chiếc áo trắng hải quân ấy. Có người thấy lạ đến lân la hỏi chuyện, lúc đó tôi lại có dịp khoe con tôi, thằng Phan Văn Sự là lính Trường Sa", người mẹ già vừa kéo chéo tà áo lau nước mắt, vừa mâm mê chiếc áo đã mang suốt 24 năm.
* Clip: Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh ở Trường Sa |
Trước khi lên đường, anh Xanh đã đính ước với bạn gái tên Lan. Hôm nghe tin anh hy sinh, chị Lan sang nhà xin được chịu tang rồi rước bàn thờ về nhà mình để lo hương khói. Người con gái ấy đã giữ đúng lời thề chung thủy, lên chùa xuống tóc đi tu.
Trong cuộc chiến bảo vệ đảo Gạc Ma năm 1988 - trung úy Trần Văn Phương nằm trong số những người đầu tiên ngã xuống. Nghe đồng đội báo tin chồng hy sinh trong tâm thế quyết giữ lá Quốc kỳ trên đảo Gạc Ma, chị Mai Thi Hoa khóc ngất. Khi đó, chị đang mang thai đứa con gái đầu lòng được một tháng.
"Bức thư cuối anh ấy viết cho mẹ với lời hứa hẹn: 'Mẹ cho con gửi nhà con ở đây, sau này hoàn thành nhiệm vụ, con sẽ về làm một căn nhà nhỏ rồi đón vợ con qua'. Nhưng đó cũng chính là những dòng thư cuối…", chị Hoa rưng rưng kể.
5 năm sau trận hải chiến ấy, hài cốt liệt sĩ Phương được đưa về yên nghỉ tại quê nhà xã Quảng Phúc (Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Chị Hoa ngày ngày ra nghĩa trang liệt sĩ cạnh nhà thắp hương cho chồng và nuôi con gái trưởng thành như lời chồng mong ước.
![]() |
Người thân của liệt sĩ Lê Thế bên di ảnh của anh. Ảnh: Nguyễn Đông. |
"Ngày nghe tin anh Thế hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ở đảo Gạc Ma, mẹ tôi một mực không tin mà lặn lội sang những gia đình ở phường Hòa Cường hỏi thăm. Mẹ vẫn hy vọng anh đang bồng súng bảo vệ vùng đảo của Tổ quốc, lo chuyện quốc gia nên chưa về", ông Đồng kể.
Theo cựu binh Trường Sa Dương Văn Dũng, những ngày kỷ niệm, lễ tết, ông lại tìm đến những gia đình liệt sĩ để thắp nén hương tưởng nhớ đồng đội, động viên những người mẹ. Nhưng ông cũng không dám nán lại lâu, vì sợ các mẹ buồn.
"Những cựu binh, mẹ liệt sĩ Trường Sa luôn mong một lần trong đời được đặt chân đến Trường Sa, tâm sự với các anh tại chính nơi họ đã ngã xuống", ông Dũng chia sẻ.
Ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng với bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao, thì các tàu chiến của đối phương lao đến ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế, dùng pháo lớn bắn vào các tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma nhổ cờ Tổ quốc, nổ súng vào bộ đội gây cho chúng ta nhiều tổn thất…” -Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975 - 2005. |