[justify]Tuổi thơ chơi cùng… xã hội đen[/justify]
[justify]Linh \"Sói\" sinh năm 1995, là người Hà Nội gốc, nhà ở quận Hai Bà Trưng. Bố mẹ Linh làm kinh doanh tự do. Từ nhỏ, cuộc sống của Linh đã có phần khác người vì theo lời Linh thì em là một đứa con gái bướng bỉnh. Ngày bé, Linh cũng lớn lên trong tình yêu thương và sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Nhưng càng lớn, Linh càng trở nên lì lợm, ngang tàng và từ lúc nào không biết, Linh không cho lời bố mẹ lọt vào tai. Khi bố mẹ khuyên bảo, Linh coi đó là những lời nhục mạ, xúc phạm, là khắt khe, áp đặt. Bởi vậy, Linh luôn muốn tìm cách rời xa gia đình - niềm mơ ước của bao người.[/justify]
Ảnh minh họa
[justify]Linh kể em bỏ học từ năm lớp 7, từ đó đi lang thang và kết thân với một nhóm bạn. Nhóm bạn này đã giới thiệu Linh làm quen với một gia đình. Theo lời Linh, gia đình ấy hội tụ rất nhiều thành phần. Có những người có vợ, có con, có những người lang thang không nơi nương tựa, và có cả những người chán gia đình như Linh. Điều đặc biệt là ở gia đình xã hội này không có cha mẹ mà chỉ có anh cả và các em. Anh cả là người có uy tín nhất và cũng là người lớn tuổi nhất. Anh em trong gia đình c[/justify]
ó sự gắn bó yêu thương nhau một cách đặc biệt. Cũng theo lời Linh, anh có thể có vợ có con ở nhà, những ngày lễ tết có thể quên vợ quên con nhưng em các anh không quên bất cứ một đứa nào cả
[justify]Linh coi gia đình ấy như cứu tinh của mình trong lúc có những ức chế với bố mẹ không giải quyết được. Nhiều lần các anh trong gia đình cũng khuyên Linh trở về nhưng Linh bướng bỉnh không nghe và mỗi lần bị đuổi về là Linh lại bỏ đi đâu đó mấy ngày, có khi Linh thuê nhà nghỉ tự đập đá một mình. Chính sự liều lĩnh ấy của Linh đã khiến các anh tuyệt đối tin tưởng vào khả năng “đấu đá”. Nhiều lần, các anh cho phép Linh dằn mặt chính bồ của mình.[/justify]
[justify]Linh kể: \"Có lần, các anh rủ các em đi ăn ốc ngoài vỉa hè và có dắt bồ đi theo. Bồ của các anh chủ yếu là “gái dịch vụ” hoặc gái ham tiền. Ai ngoan thì các anh yêu lâu lâu một chút, còn không ngoan thì các anh cho các em “dạy dỗ”. Ví dụ như hôm ăn ốc đó, có một chị là bồ của anh cả, đang lúc cả nhà ăn uống vui vẻ thì chị đứng dậy ra về. Lúc đó anh chẳng bênh, chẳng gọi lại mà nháy các em chạy đến đánh cho một trận để chừa thói lì lợm kiêu căng đi. Mỗi lần đi đánh các chị như thế thì em bao giờ cũng được các anh ưu ái cho dẫn đầu\".[/justify]
[justify]Trước khi sống với \"gia đình các anh\", Linh đã từng làm “gái dịch vụ” trên \"phố mỏ cày\" đầu đường Nguyễn Chí Thanh, quận Ba Đình, Hà Nội. Trong thời gian này, Linh được biết đến với cái tên Linh \"Bọ Cạp\" vì Linh có xăm một hình xăm con Bọ Cạp ở phía sau gáy. Không chỉ thế, Linh còn nổi tiếng bởi sự hung hăng, đầu gấu dù khi ấy cô mới 13 tuổi. Công việc của Linh ngày ấy là tìm đến một chủ dịch vụ, đăng ký số điện thoại và ngồi đợi khách. Khi khách gọi, Linh sẽ được người đưa đến quán và vui vẻ hết mình với khách bằng việc rót bia, mời rượu, có khi cần thì đi \"bay\", đi đập đá thâu đêm với khách luôn. Mỗi một ca khách hát khoảng 2 tiếng đồng hồ, Linh được trả 200 nghìn đồng. Số tiền đó Linh phải nộp chủ dịch vụ 50 nghìn và còn giữ lại 150 nghìn.[/justify]
[justify]Ngoài ra, nếu càng bật được nhiều bia, gọi nhiều đồ ăn trong quán hát thì Linh sẽ được chủ nhà hàng karaoke chia cho phần trăm hoa hồng nữa. Một ngày trung bình Linh đi 3 ca hát như thế. Hôm nào gặp khách bo \"bay\" thì đi đến 3, 4h sáng mới về và đương nhiên số tiền bồi dưỡng cũng tăng lên đáng kể. Tiền kiếm được, Linh dùng để phục vụ cho nhu cầu đập đá của mình. Vậy là từ một cô bé được cưng chiều, Linh biết chơi ma túy đá từ khi mới 13 tuổi và làm “gái dịch vụ” chuyên nghiệp chẳng khác gì các chị đã nhiều năm trong nghề.[/justify]
[justify]Nhiều người biết đến cái tiếng Linh \"Bọ Cạp\" không chỉ vì Linh chuyên nghiệp, chịu chơi mà còn rất côn đồ. Có lần đang trang điểm ngoài cửa nhà dịch vụ đợi khách, có một “gái dịch vụ” ở nhà bên cạnh nhìn Linh nói này nói nọ. Linh chẳng nói chẳng rằng, chạy vào bếp lấy con dao gọt hoa quả ra đâm đối thủ mấy nhát, khiến cô này phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.[/justify]
[justify]Thấy tôi có vẻ giật mình, Linh nhẹ giọng kể: \"Chị đừng sợ và đừng nghĩ là em nói dọa chị. Ngày xưa mới học lớp 5 em đã biết cầm dao đi chém bạn rồi đấy\". Đó là kỷ niệm mà Linh không bao giờ quên vì theo Linh, nó như dấu mốc đánh dấu cuộc đời giang hồ của cô. Khi đó, Linh ngồi cạnh một cậu bạn đeo kính. Vì có xích mích với một người bạn bên lớp khác mà cậu bạn ngồi cạnh Linh đã bị đánh rơi cả kính. Ngày hôm sau, Linh về nhà tìm một con dao dài nhét vào ba lô, đến thẳng lớp học của người đánh bạn mình. Vừa túm cổ cậu bạn đó và lôi được một nửa con dao từ ba lô ra thì cô hiệu trưởng đi ngang qua phát hiện. Lần đó, Linh bị kiểm điểm, mời bố mẹ đến và suýt chút nữa bị đuổi học.[/justify]
[justify]Một lần khác khi Linh học lớp 6. Đang giờ vẽ, cô giáo đi ngang qua thấy Linh mải chơi không chịu vẽ bài tập, nên cầm cuốn vẽ của Linh lên xem. Ngay lập tức Linh đứng dậy bật thẳng cô giáo: \"Này, muốn thì xin một câu, đây đưa cho. Đừng đi qua giật vở như thế nhé\". Lần đó, Linh cũng lại bị kỷ luật, hạ một bậc hạnh kiểm.[/justify]
Linh \"sói\"
[justify]Thèm một bữa cơm gia đình[/justify]
[justify]Nghe kể đến đây, tôi bắt đầu thấy rùng mình trước một cô bé thuộc thế hệ 9X, đang tuổi ăn tuổi chơi mà đã ngang dọc giang hồ. Linh vẫn thản nhiên kể với tôi về những chiến tích ở ngoài xã hội của mình. Có lần, vì cô bạn thân có quan hệ tình cảm với người yêu của Linh (hồi Linh còn làm “gái dịch vụ”), Linh đã thẳng tay tạt một lọ axit vào mặt bạn và rồi lao đến ôm bạn khóc, xin lỗi. Người bạn ấy bây giờ đã đi Đức để chữa bệnh. Còn Linh, không chỉ bồi thường về vật chất mà còn lốm đốm những vết sẹo trên tay, là minh chứng của ngày ôm bạn vừa bị chính mình tạt axit.[/justify]
Trong khoảng thời gian một năm từ 2010 - 2011 khi sống với “gia đình xã hội” của mình, Linh không nhớ nổi mình đã từng đâm chém bao nhiêu người dưới sự chỉ đạo của các anh. Linh chỉ nhớ rằng đã có khoảng 15 người bị thương rất nặng dưới đôi bàn tay của mình.
[justify]Sau một lần đập đá quá đà, Linh bị công an phường dẫn vào trung tâm để cải tạo, giáo dục. Trong câu chuyện chia sẻ với tôi, đã rất nhiều lần Linh bật lên tiếng khóc nghẹn ngào. Đó là những giọt nước mắt ân hận muộn màng. Linh bảo với tôi: \"Ngày xưa ở nhà bị bố mẹ quát mắng cứ nghĩ là bố mẹ không tốt nên ghét bố mẹ, tự giận dỗi, bỏ nhà đi. Giờ em rất nhớ mọi người và biết lỗi lầm của mình là không thể tha thứ nhưng dù có muộn em vẫn muốn nói một lời xin lỗi\". Hai hàng nước mắt lăn dài, Linh thút thít trong tiếng nấc nghẹn ngào: \"Khi còn ở nhà, cơm bố mẹ nấu thì không ăn bây giờ vào đây, nhìn bữa cơm đạm bạc dành cho các học viên, em lại càng thấy buồn. Nhất là những ngày trời mưa, ngồi nhìn qua cửa sổ, em mới thấm cái dại của những ngày \"bay lắc\" và thèm một bữa cơm đầm ấm với gia đình\".[/justify]
[justify]Linh nhỏ giọng nói với tôi: \"Ngày xưa em vẫn còn trẻ con nên không hiểu. Bây giờ em mới biết bố mẹ mắng mình là vì thương và lo cho mình. Em chỉ mong bố mẹ tha thứ và sớm vào thăm em để em có thêm nghị lực cải tạo cho tốt, sớm trở lại cuộc sống xã hội\". Tôi bỗng thấy giật mình. Mới vào trại có 21 ngày mà Linh đã có khái niệm \"ngày xưa\" và \"bây giờ\". Linh bảo cuộc đời em còn dài và em sẽ cố gắng cải tạo cho tốt để trở về nhà. Tôi cũng mong sao em có đủ bản lĩnh để làm cái điều mà em đang nghĩ[/justify]
Khi tôi hỏi về cái tên Linh \"Sói\", Linh cười, bảo: \"Đấy là tên xã hội của em thôi chị ạ. Ở nhà, mọi người vẫn gọi em là Nguyên\". Giải thích về cái tên xã hội của mình với tôi, nét mặt Linh ánh lên những niềm vui kỳ lạ, như lúc người ta nhớ về những chiến tích đặc biệt trong cuộc đời mình. Vì em thường chơi với các anh xăm trổ nên mọi người gọi em là Linh \"Sói\". Theo quy định thì người trong gia đình cứ là con trai thì phải xăm trổ, còn nếu là con gái thì có biệt hiệu đằng sau là \"Sói\". Các anh bảo là con gái thì không được xăm mình, sau này có yêu và lấy ai thì người ta ngại. |