Trước năm 1990, kênh Tân Trụ còn trong, xanh; cá rô, cá chốt còn có thể sống được. Nhưng hiện nay, con kênh này hứng toàn bộ nước thải của khu vực sân bay Tân Sơn Nhất; các cơ sở làm bún, nhuộm vải và hàng trăm thứ “hầm bà lằng” của các hộ dân thông qua hệ thống ống cống dẫn ra kênh.
Dọc kênh Tân Trụ, nhiều hộ chăn nuôi heo, bò cũng góp phần “bức tử” con kênh bằng cách đổ phân thẳng xuống kênh.
Chuột đang trở thành nỗi ám ảnh của người dân sống dọc kênh Tân Trụ (Q.Tân Bình, TP.HCM) |
Ban đầu, để “chống chọi” với bầy chuột, nhiều hộ dân nghĩ ra cách lấy đá lớn chặn ống cống nhưng chỉ được một thời gian, chuột lại phá và tiếp tục quay vào nhà dân kiếm thức ăn, cắn phá đồ đạc.
Chịu không thấu, người dân lại tìm cách “sống chung với chuột”. Hằng đêm, họ để những chảo thức ăn dư thừa về phía bờ kênh để mời các “ông chuột” nhấm nháp. Chuột no sẽ \"không thèm\" vào nhà.
Ông Năm Ú chuyên bẫy chim về bán (nhà tại đường Cống Lở) kể, có một đêm chuột tấn công làm chết, bị thương gần 100 con chim sẻ.
Tại đoạn kênh Tân Trụ (đi qua khu phố 8), có người một đêm bắt được gần 10 kg chuột về cho trăn ăn…
Buổi sáng, bà Nguyễn Thị Chi, đường Nguyễn Phúc Chu (Q.Tân Bình, TP.HCM) lại dùng cuốc đi lung sục chuột |
Những người đi "lùng" chuột |
Chuột bò vào nhà dân thông qua đường cống và quấy phá |
Chịu không thấu, bà Nguyễn Thị Tía (ảnh), nhà ở địa chỉ hẻm 223/9 Nguyễn Phúc Chu, P.15, Q.Tân Bình phải dùng đá chắn đường cống, đường bồn cầu… Tuy vậy, chuột vẫn có thể xâm nhập nhà của bà |
Chuột bò nghênh ngang khắp nơi, cắn phá mọi thứ mà chúng gặp |
Chịu không thấu, người dân phải để thức ăn mời các "ông Chuột" |