Tin tức - pháp luật 2011-02-10 11:26:09

Thua bài, bố vợ đánh con rể


Thái độ của ông bố thay đổi dần theo diễn biến các ván bài. Đen cho Vinh là hôm ấy anh chơi bài rất “đỏ”, trong khi bố vợ cứ liên tục rút túi. Thấy ánh mắt ông già gườm gườm nhìn mình vơ tiền, Vinh nhột quá muốn kiếm cớ chuồn.

Ngày Tết, chỉ vì bài bạc mà nhiều gia đình lục đục (Ảnh: minh họa)
[justify]Bắt đầu từ Tết Nguyên đán cho đến hết tháng giêng, chỗ “du xuân” của nhiều quý ông, quý bà không phải thắng cảnh hay đền chùa mà là chiếu bạc. Từ “đam mê” này mà nhiều chuyện bi hài xảy ra.

Bố ham “gỡ”, con xỉu vì đói

Chiều mùng một Tết, Hoan (Đan Phượng, Hà Nội) “cắp” theo đứa con trai hai tuổi sang nhà anh họ “họp” với hội chơi bài. Vợ Hoan, bị cảm nặng sau những ngày rét mướt cật lực chuẩn bị Tết, nằm bẹp trong giường gọi với theo: “Mang cháo đi cho con ăn”. Nhưng ông bố quá vội chỉ kịp quát lại: “Tết nhất thiếu gì cái ăn mà phải mang”.

Vào “sới”, Hoan miệt mài chinh chiến, thua nhiều hơn được. Bị mấy thằng cháu họ khích bác, Hoan cay lắm, thà chết không trời trận địa. Thằng con tha thẩn chơi bên cạnh, thỉnh thoảng sán vào ôm cổ bố, hoặc thò tay giật lá bài, lập tức bị quát: “Tránh ra ngay. Mày cứ sờ vào thảo nào bố đen như chấy”. Nhiều lúc đang chơi hăng thì thằng con lèo nhèo: “Bố, con đói”. “Sao chưa gì đã kêu đói thế? Đừng phá đám. Chờ bố gỡ lại bố cho ăn”.

Tối mịt, Hoan vẫn chưa “gỡ” được trong khi con khóc nhếch khóc nhác đòi ăn. “Nín đi, nốt ván này tha hồ ăn”, Hoan nói, rồi quờ tay lên bàn vơ một nắm bánh kẹo đưa cho con, nhưng thằng bé nhất định không ăn, chỉ đòi cháo đòi sữa, nhưng chẳng lấy đâu ra vì nhà không có trẻ con, cũng chẳng có hàng quán nào bán. Điếc tai, mấy con bạc khác bảo Hoan: “Thôi ông đưa nó về đi ông ơi”, nhưng Hoan nhất định không chịu. Đến 9h tối, chủ nhà sốt ruột quát vợ nấu cháo, nhưng khi đưa ra thì thằng bé đói lả không ăn được nữa.

Bố vợ đánh con rể

Mùng hai Tết, Vinh chở vợ con từ Thường Tín (Hà Nội) về Phủ Lý (Hà Nam) thăm ông bà nhạc. Nghe con rể chào và chúc mừng năm mới, bố vợ đang ngồi đánh bài rối rít gọi: “Xuống đây, xuống đây ngồi với bố, con. Thằng Thịnh, ra cho anh mày vào”. Vinh hớn hở ngồi hầu bài nhạc phụ, bố con vô cùng tương đắc.

Nhưng thái độ của ông bố thay đổi dần theo diễn biến các ván bài. Đen cho Vinh là hôm ấy anh chơi bài rất “đỏ”, trong khi bố vợ cứ liên tục rút túi. Thấy ánh mắt ông già gườm gườm nhìn mình vơ tiền, Vinh nhột quá muốn kiếm cớ chuồn, vừa may con trai anh đánh nhau với con trai anh vợ, khóc ầm ĩ, trong khi hai bà mẹ đều đang lúi húi dưới bếp. Lấy cớ dỗ con, Vinh rời chiếu thì ông bố gầm lên: “Ngồi im đấy, việc của đàn bà mày dính vào làm gì? Định chạy làng hả?”. Chàng rể đang vừa bế con vừa phân bua thì bố vợ nổi giận, mắng nhiếc không ngớt lời về những tội lỗi của Vinh từ… Tết năm ngoái, nào biếu bố chậu cây cảnh thì bị gắn cành giả hoa giả, được hai hôm thì gật gù cả lá lẫn hoa, nào say rượu nôn hết ra đệm của ông… Rồi khi nhớ ra là “thằng mất dạy” mấy tháng trước cũng vì say rượu mà tát con gái ông hai cái, ông điên lên cầm dép đánh vào đầu chàng rể. Cả nhà náo loạn.

Lão bà cũng “máu”

Con cháu bà Loan, 74 tuổi, nhà ở Nam Định, không bao giờ phải biếu quà Tết, bởi bà chỉ thích được biếu tiền mặt để còn đánh bài. Suốt mấy ngày Tết, hôm nào bà Loan cũng họp hội bạn già ở nhà mình chơi bài. Hễ thắng, bà cười khanh khách, hô hào lũ cháu lại xếp hàng để bà mừng tuổi. Đã có kinh nghiệm, bọn trẻ chẳng vui sướng gì vì biết thừa là nếu thua, bà lại lôi chúng lại lột túi “vay” sạch. Còn trai gái, dâu rể nhà bà Loan nếu muốn mừng tuổi mẹ 1 triệu đồng thì bao giờ cũng chỉ đưa 300.000 đồng, số còn lại sẽ đưa dần vào những lần sau, để bà được “tiếp máu” suốt cả cái Tết.

“Cả năm trông con cho chúng nó, mấy ngày Tết chơi tí cho vui, đáng bao nhiêu đâu”, bà Loan cười tít mắt phân bua, “Tôi đã máu thế nào được bằng bà chị con dì tôi. Bà ấy vừa đau khớp nặng vừa tiểu đường, nằm ngồi gì cũng kêu đau oai oái, làm nũng con cháu đến kinh. Thế mà ngồi đan quạt suốt mấy ngày Tết cấm có than thở câu nào. Lúc nào bà ấy cũng để một hộp kẹo bên cạnh, thỉnh thoảng ngậm một viên cho đỡ hạ đường huyết để còn chơi tiếp”.

Các nhân vật trong bài này đều không coi việc đánh bài ăn tiền của mình là đánh bạc, bởi họ chỉ đánh vào những dịp lễ tết, số tiền đặt không nhiều. “Cờ bạc gì, chơi cho vui thôi mà!”, họ nói thế. Nhưng kết cục của các ván bài không phải lúc nào cũng vui.[/justify]

[justify] 3ahhyes3[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)