[justify]1. Khả năng "siêu nếm"[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đúng như tên gọi, người "siêu nếm" là những người có thể cảm nhận được hương vị tốt gấp nhiều lần người bình thường. Với cấu tạo lưỡi nhiều gai hình nấm (vùng cảm nhận vị giác), khiến lưỡi có phản ứng mạnh mẽ hơn với những vị khác nhau, đặc biệt là vị đắng. Theo tính toán, khoảng 25% dân số thế giới có khả năng này.
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vì sự phản ứng có phần “dữ dội” đối với hương vị nên những người “siêu nếm” thường không thích một số loại đồ ăn nhất định, đặc biệt những loại có vị đắng, như cà phê, mướp đắng…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]2. Khả năng "siêu thính"[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khả năng này không phải giúp cho họ nghe những âm vực đặc biệt, mà đây là khả năng xác định một cách chính xác và ghi lại giai điệu mà không cần một dụng cụ hay tài liệu nào hỗ trợ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Những người có khả năng này xác định được âm vực từ những âm thanh rất bình thường (tiếng còi, còi báo động, tiếng động cơ…), đồng thời có thể hát, đọc tên chính xác những nốt nhạc, tên hợp âm dù mới nghe lần đầu.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Các nhà khoa học đã đưa ra những ý kiến khác nhau về khả năng này. Một số người cho rằng, đây là khả năng di truyền. Số khác lại nghĩ nó có thể đạt được qua rèn luyện, đặc biệt là sự tiếp xúc với âm nhạc. Điều này giống như việc trẻ con có thể nhận biết và ghi nhớ màu sắc phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với nó.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Theo ước tính, ở Mỹ và châu Âu, chỉ 3% người có khả năng nghe tuyệt đối, 8% trong số họ là nhạc sĩ bán chuyên và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, ở các học viện âm nhạc tại Nhật Bản, 70% nhạc sĩ có khả năng này. Lý giải cho sự chênh lệch trên, các nhà khoa học cho rằng, thính giác tuyệt đối phổ biến hơn với những người lớn lên tại môi trường nói tiếng có âm (tiếng Quảng Đông, Quan Thoại, và Tiếng Việt) hoặc nhiều âm vực (tiếng Nhật). Ngoài ra, những người bị mù bẩm sinh, mắc hội chứng William (chứng rối loạn thần kinh), hay rối loạn tự kỉ đều dễ có được khả năng này.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]3. Khả năng định vị bằng tiếng vang[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Khả năng này xuất hiện nhiều nhất ở loài dơi - chúng phát ra tiếng, tiếp nhận dao động phản hồi để xác định vị trí và khoảng cách của sự vật. Thế nhưng, con người cũng có thể làm được dù phải mất một thời gian khá lâu để thành thạo.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Những người có được khả năng này chủ yếu là người mù. Để thực hiện, họ chủ động tạo ra âm thanh (bằng nhiều cách khác nhau như tặc lưỡi, gõ gậy…), rồi cảm nhận âm thanh phản hồi mà xác định những vị trí, kích thước và độ dày của sự vật. Tuy vậy, con người không thể nghe được những âm thanh có tần số cao như dơi và cá heo nên chúng ta chỉ có thể cảm nhận được sự vật lớn hơn rất nhiều so với những loài vật có khả năng trên.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]4. Gen quái vật (Chimera)[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Trong truyện Iliad (thần thoại Hy Lạp), nhà thơ Homer có mô tả về một sinh vật mang nhiều bộ phận của những loài khác nhau - đuôi rắn, mình dê, đầu sư tử - tên là Chimera. Các nhà khoa học đã lấy tên này để đặt cho một loại gen có đặc điểm tương tự.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Gen Chimera xuất hiện ở người và động vật khi 2 trứng cùng được thụ tinh, tạo thành hợp tử. Mỗi hợp tử lại mang ADN của cha mẹ, do đó mang 2 cấu hình gen khác nhau. Khi chúng hợp nhất thành phôi thai, mỗi hợp tử vẫn mang đặc điểm di truyền của nó. Vì thế, nó mang đặc điểm gen của cả 2, dẫn đến tạo thành một ADN khác biệt. Gen Chimera thường xuất hiện trong các cặp song sinh, nhưng hiếm khi xuất hiện ở người. Trên thế giới hiện nay, ước tính có khoảng 40 trường hợp xảy ra.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Việc xét nghiệm ADN sẽ cho biết mối quan hệ sinh học giữa bố mẹ và con cái. Những người có gen Chimera sẽ mang hệ miễn dịch cho cả hai quần thể gen riêng biệt trong cơ thể. Vậy nên, họ có nhiều sự lựa chọn hơn cho việc cấy ghép nội tạng so với người thường.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]5. Cảm giác kết hợp (Synesthesia)[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Synesthesia có nghĩa là cảm giác đi kèm. Đây là một vấn đề liên quan đến thần kinh nhưng nó không gây ảnh hưởng đến khả năng của con người. Những hiện tượng cảm giác chữ cái hoặc số có màu sắc nhất định, hay khi nghe thấy từ ngữ lại cho hương vị nhất định ở lưỡi chính là Synesthesia. Khi tác động đến một giác quan, cơ thể cho phản xạ không điều kiện ở một giác quan khác. Những người có cảm giác kèm có sức sáng tạo vượt trội so với người bình thường.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Cảm giác kết hợp thường thấy là âm thanh - màu sắc, hay chữ cái - con số, biểu tượng – màu sắc. Ước tính cho thấy, cứ 23 người lại có 1 người có cảm giác kèm. Một số người nổi tiếng cũng có cảm giác kèm như nhà văn Vladimir Nabokov, nhà soạn nhạc Olivier Messiaen, nhà khoa học Richard Feynman.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]6. Khả năng "siêu tính nhẩm"[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cái tên nói lên tất cả, đây là khả năng tính nhẩm những phép tính với con số lớn mà không cần dùng máy tính hay các dụng cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiều người qua quá trình rèn luyện có thể thực hiện trong đầu những phép tính lớn với tốc độ cực nhanh (chủ yếu là các nhà toán học, ngôn ngữ học), nhưng cũng tồn tại số người khác có khả năng đặc biệt này do bẩm sinh. Phần lớn những người này mắc “hội chứng bác học” - hội chứng rối loạn phát triển, có một hoặc nhiều khả năng, chuyên môn vượt trội (ước tính 50% trong số họ mắc chứng tự kỉ).[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Trong số các nhà bác học trên thế giới, có ít hơn 100 người được công nhận là phi thường, những nhà bác học tự kỉ với khả năng siêu tính nhẩm còn ít hơn. Một nghiên cứu gần đây cho rằng, lưu lượng máu lưu thông đến phần não bộ chịu trách nhiệm tính toán lớn hơn gấp 6 đến 7 lần bình thường là một trong những yếu tố giúp việc tính nhẩm nhanh hơn rất nhiều so với người bình thường.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]7. Tế bào vĩnh cửu[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Cho đến nay, trên thế giới mới ghi nhận được một trường hợp duy nhất có tế bào vĩnh cửu (tế bào có thể phân chia vô hạn bên ngoài cơ thể), đó là người phụ nữ mang tên Henrietta Lacks.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vào năm 1951, Lacks chết vì ung thư cổ tử cung, một bác sĩ phẫu thuật đã lấy một mẫu tế bào từ khối u của cô đưa cho giáo sư George Gey và được vị giáo sư này nhân giống mẫu mô thành dòng tế bào vĩnh cửu - dòng tế bào HeLa. Các tế bào từ khối u của Lack có một phiên bản tích cực của enzim telomerase (một cơ chế về tuổi và sự già đi của tế bào), đồng thời phân chia một cách bất thường. Vào ngày Henrietta Lacks chết, giáo sư Gey thông báo với toàn thế giới về sự bắt đầu một thời đại nghiên cứu y học mới nhằm tìm cách chữa bệnh ung thư.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[/justify]
[justify]Tế bào HeLa được Jonas Salk sử dụng vào năm 1954 để chữa chứng bệnh bại liệt. Kể từ đó, tế bào HeLa được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu ung thư, AIDS, sự ảnh hưởng của bức xạ, chất độc và cho bản đồ gen.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Ngày nay, các tế bào HeLa thực sự rất phổ biến trong các phòng thí nghiệm, thậm chí có nhiều tế bào HeLa hơn cả khi Henrietta Lacks còn sống. Có vẻ thiếu công bằng khi Lacks không bao giờ được thông báo về những đóng góp tế bào của cô mang lại, thậm chí, mãi tới năm 1990, gia đình cô mới được biết về việc tế bào của cô được sử dụng cho nghiên cứu.[/justify]