[justify](ĐVO) - Để đối phó với những động thái gây căng thẳng gần đây của Trung Quốc trên khu vực biên giới, quân đội Ấn Độ đã đề xuất được hỗ trợ triển khai khoảng 4 vạn binh sĩ cùng 2 lữ đoàn thiết giáp tới dọc đường kiểm soát thực tế (LAC) dài 750 km trên biên giới đất liền với Trung Quốc.[/justify]
Ủy ban Nội vụ về an ninh (CCS) của Ấn Độ có thể sẽ sớm chấp thuận đề nghị của Bộ Quốc phòng cho triển khai thêm lực lượng tới biên giới với Trung Quốc trước những hành động được cho là kích động, gây căng thẳng trên điểm nút quan trọng từ phía Bắc Kinh.
[justify]CCS sẽ phê duyệt đề nghị bị trì hoãn nhiều năm qua sau khi Bộ Quốc phòng (MoD) làm rõ một số câu hỏi với Bộ Tài chính mà MoD kỳ vọng Bộ Tài chính không còn bất kỳ sự phản đối nào với đề xuất này của họ.[/justify]
Binh sĩ Ấn Độ |
[justify]Theo đó, trụ sở chính của quân đoàn này được đặt tại Panagarth, Tây Bengal, nơi cho phép quân đội Ấn Độ có thể tiến hành tấn công vào khu tự trị Tây Tạng trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công của Trung Quốc.[/justify]
[justify]Đề nghị triển khai thêm quân của Ấn Độ tới khu vực biên giới trên đã bị trì hoãn trong nhiều năm qua do vấp phải sự phản đối của Bộ Tài chính nước này vì nó đòi hỏi các khoản tài chính rất lớn.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, ngay cả khi Ấn Độ được phê duyệt kế hoạch này thì trước đó, Trung Quốc đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và căn cứ quân sự mạnh mẽ tại khu vực gần biên giới 2 nước.[/justify]
[justify]Bắc Kinh hiện đang sở hữu 5 căn cứ không quân, 1 mạng lưới đường sắt rộng lớn, hơn 58.000 km đường chạy dọc theo biên giới với Ấn Độ. Điều này cho phép Trung Quốc triển khai hơn 30 sư đoàn (khoảng 15.000 binh sĩ), đông gấp 3 lần số binh sĩ Ấn Độ đang triển khai tại biên giới, tới LAC một cách nhanh chóng.[/justify]
Binh sĩ Ấn Độ tuần tra trên khu vực biên giới với Trung Quốc. |
[justify]Trong một diễn biến khác, 4 chiến hạm của Ấn Độ trên đường cơ động đến biển Đông đã tiến hành một cuộc tập trận với Hải quân Singapore ở eo biển Malacca, sau đó sẽ ghé thăm cảng Kelang của Malaysia, Đà Nẵng của Việt Nam và Manila - Philippines[/justify]
[justify]Chuyến thăm diễn ra ngay sau chuyến công du New Delhi của Lý Khắc Cường, tân Thủ tướng Trung Quốc trong bối cảnh Thủ tướng Ấn Độ bác bỏ thẳng thừng quan điểm "đàm phán tay đôi" của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa.[/justify]
[justify]Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ cũng đã có chuyến công du Nhật Bản - một nước đang có tranh chấp gay gắt với Trung Quốc về chủ quyền quần đảo Sensaku.[/justify]