[size=3]“Tương lai đặt hết vào đấy, trượt là chấm hết”, đó là suy nghĩ của M.Trang và nhóm bạn gái thân thiết khi kỳ thi đại học vừa kết thúc. Các bạn quyết định “một lần sống khác” và viết… “di chúc” gửi về cho gia đình.[/size]
[size=3]Tối ngày 10/7 vừa qua, M.Trang (1990, H.K) nói lời tạm biệt ngay với sách vở và cả những lo lắng suốt mấy tháng miệt mài đèn sách cho kỳ thi đại học. 18 tuổi nhưng già dặn và khôn ngoan nhất cả nhóm, Trang cầm một số tiền lớn tiết kiệm của cả nhóm: “Tiền đây rồi, cả năm chắt bóp đợi có ngày này thôi đấy, phá một lần cho sướng đời. Học hành thi cử như thế này thì nên cơm cháo gì”. Biết rõ sức mình không thể thi đỗ đại học trong khi bố mẹ kỳ vọng quá nhiều, các bạn chỉ đăng ký lấy lệ mà thôi.[/size]
[size=3]Chơi nhiều nên có mối quan hệ rộng, Trang như “má mì” quản lý cả hội. Cả nhóm họp bàn với nhau viết di chúc gửi về cho bố mẹ. Dưới đây là đoạn viết (được gửi từ một thành viên trong nhóm) lấy từ trong tờ “di chúc”.[/size]
[size=3]“Ngày 10 tháng 7 năm 2008, [/size]
[size=3]8h25 phút tối, [/size]
[size=3]Chào bố mẹ, bạn bè, tất cả những người biết đến chúng con.[/size]
[size=3]Bọn con gồm: M.Trang, Q, Chi, Hằng, T.P, Ngọc đều tự nguyện và đã suy nghĩ kỹ trước khi viết những dòng này. [/size]
[size=3]Chúng con biết bố mẹ, mọi người sẽ nghĩ chúng con ngu dốt, điên cuồng, chúng con không muốn giải thích. Cuộc sống không cho chúng con lựa chọn, bố mẹ cũng chẳng cho chúng con cái quyền ấy. Có thể tưởng tượng được không khi ngày nào về nhà cũng là khuôn mặt khó đăm đăm của mẹ, giọng nạt nộ của bố: “Mày mà không đỗ đại học thì bố tịch thu xe đấy, đừng có làm xấu hổ nhà mình”. Đó chỉ là một trong những lời bố mẹ đã từng nói với bọn con. [/size]
[size=3]Còn như con Hằng, mẹ nó đã chỉ vào mặt mà nói thế này (xin lỗi bác S. vì bọn cháu nói thật): “3 năm cấp III tao đưa đón mày đi học, cả nhà tốn bao nhiêu tiền với mày. Giờ mày lại dám nói là không muốn thi đại học để đi làm à. Mày thì làm gì, cái loại mày làm… cũng không đủ tiền phấn sáp”. Tại sao bố mẹ lại có thể nói những lời đó? Nó đã suy sụp lắm, và nó sẽ cùng bọn cháu đi đến một nơi mà không ai biết…[/size]
[size=3]Nếu không thể làm hài lòng bố mẹ thì chúng con quyết định sẽ sống để làm hài lòng bản thân mình. Bố mẹ sinh bọn con, nuôi dưỡng con khôn lớn nhưng bọn con chỉ cảm giác như là vật cản, là của nợ của gia đình. [/size]
[size=3]Bọn con mệt mỏi lắm rồi…”.[/size]
[size=3]Mang theo trong người vài bộ quần áo, di động đồng loạt tắt máy chỉ còn duy nhất Trang sử dụng. Nói chuyện qua điện thoại, giọng của Trang vẫn bình thản đến lạ lùng: “Bọn em đã quyết rồi thì chả có gì thay đổi được. Đừng hỏi tại sao lại phải như thế, nếu bố mẹ hay bạn bè đọc tờ di chúc, mọi người sẽ hiểu. Chỉ muốn giải thoát, không nghĩ đến bất kỳ điều gì nữa. Em sẽ vẫn giữ liên lạc với gia đình, nếu bố mẹ thật sự nhận ra bọn em cần gì, không gây áp lực nữa thì bọn em sẽ suy nghĩ lại”.[/size]
[size=3]Không biết khi nghe những lời nói này từ con mình hay đọc lá thư trên, bố mẹ các bạn sẽ nghĩ ra sao? T.P, cô bé ít tuổi nhất nhóm dứt khoát “Em muốn một lần làm thật khác, sống thật khác để xem bố mẹ phản ứng như thế nào. Có thể bố em sẽ vẫn nói “cứ để chúng nó đi một thời gian xem có tự sống được với nhau không hay lại vác xác về”.[/size]
[size=3]Hiện tại, nhóm bạn đã thuê nhà để sống cùng nhau và đợi phản ứng từ phía gia đình. Có thể các bạn không nghĩ rằng dù có mắng mỏ thế nào nhưng trong lòng, bố mẹ cũng thương yêu và lo lắng cho các bạn vô cùng. Các bạn tự cho mình quyền quyết định, nhưng lại không cho bố mẹ cơ hội và thời gian thay đổi. Mỗi người đều có nhiều lần ra quyết định trong đời, nhưng không phải quyết định nào cũng đúng.[/size]
Theo: sky.vn