Chuyện shock 2013-10-17 09:46:36

!!Làm "teo cậu nhỏ" để... tránh thai!!!!!!!!!!!!1


[size=6]Loài chuột đồng Siberia chọn mùa đông làm thời gian tránh thai bằng cách tiết chất làm “teo” bộ phận sinh dục.[/size]
[justify]Chuột đồng Siberia từ lâu đã được biết đến là loài động vật rất kỳ lạ. Nó không bao giờ đổi màu lông hay ngủ đông và không bao giờ sinh sản vào mùa đông. Nhưng cơ chế nào để loài vật này tránh thai theo mùa thì vẫn chưa được giải thích rõ ràng trong các nghiên cứu trước đây.[/justify]

[justify]Vào mùa đông chuột đồng Siberia sẽ giảm kích thước bộ phận sinh dục để tránh thai[/justify]

[justify]Qua theo dõi nghiên cứu, hai nhà khoa học Tyler Stevenson và Brian Prendergast tại Đại học Chicago (Mỹ) mới đây đã phát hiện ra, mùa đông khi ban ngày trở nên ngắn hơn, não chuột sẽ tiết ra một loại chất hóa học là melatonin tác động vào gene làm cho tinh hoàn của của chuột “ngủ đông”. Loại gene này được gọi là dio3, khi được kích hoạt theo cơ chế biểu sinh nó sẽ làm giảm kích thước cơ quan sinh dục của chuột đồng.[/justify]
[justify]Nhưng sau khoảng 5 tháng, khi não chuột “đọc” được dấu hiệu ngày dài hơn vào mùa xuân thì những chất melatonin sẽ tự giảm xuống, hoạt động của dio3 cũng giảm theo, lúc đấy cơ quan sinh dục đã “ngủ đông” của chuột đồng bắt đầu thức tỉnh và đánh dấu mùa sinh sản.[/justify]
[justify]”Sự giảm sút dio3 là một trong những biểu hiện đầu tiên đánh dấu chuyển đổi chức năng sinh sản của loài chuột đồng từ chế độ không hoạt động ở mùa đông sang chế độ hoạt động ở mùa hè”, Stevenson nói.[/justify]
[justify]Tuy sinh sản theo mùa, giống như hầu hết các hành vi khác của chuột đồng, là một quá trình phức tạp được kiểm soát bởi hàng trăm gene. Sự biểu hiện của dio3 chỉ là một trong những biểu hiện đó ở loài chuột đồng.[/justify]
[justify]Nhưng với kết quả nghiên cứu này, hai nhà nghiên cứu Stevenson và Prendergast cho thấy, dio3 có thể là gene kiểm soát nhiều gene khác ở chuột. Đây cũng có thể là “chiến lược” sinh tồn của loài chuột đồng vì sinh con vào mùa đông thường khó sống sót và việc để bộ phận sinh dục ở chế độ “ngủ đông” sẽ giảm bớt lãng phí năng lượng cho cơ thể.[/justify]
[justify]Các nhà nghiên cứu cũng hy vọng sẽ tiếp tục tìm hiểu những hiện tượng từ tiếng hót rộn ràng của loài chim vào mùa xuân, chế độ ngủ đông của gấu và cả những dấu hiệu thay đổi của con người theo mùa, để xem chúng có do những cơ chế kiểm soát tương tự như loài chuột đồng Siberia hay không.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)