Tin tức - pháp luật 2013-02-27 02:40:40

[Takechi] Vụ nổ kinh hoàng ở TP.HCM: Tìm thấy quá nhiều súng đạn


[size=6][size=large]Thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an, thừa nhận: Việc kiểm tra, kiểm soát vật liệu nổ và vũ khí quân dụng còn lỏng lẻo, chưa hiệu quả[/size]

[/size]
[justify][size=large]Ngày 26-2, cơ quan chức năng đã có kết luận sơ bộ trong ngày đầu tiên khám nghiệm hiện trường vụ nổ tại nhà ông Lê Minh Phương (SN 1955) ở hẻm 384  Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3 - TPHCM rạng sáng 24-2. Theo đó, số lượng súng đạn được tìm thấy nhiều đến bất ngờ.[/size][/justify]
[justify][size=large] [/size][/justify]
[size=large][/size]

Bảo vệ hiện trường vụ nổ vào sáng 24-2Ảnh: TÂN TIẾN

[justify][size=large]Toàn là vũ khí[/size][/justify]
[justify][size=large]Cơ quan chức năng thu được 3 nòng súng R15, Carbine; 20 hộp đạn mã tử (mỗi hộp 20 viên); 50 viên đạn mã tử R15; 9 viên đạn mã tử AK; 30 viên đạn Carbine; 62 viên đạn K54; 8 viên đạn súng Grand; 412 vỏ đạn K54 và AK đã lấy hết thuốc súng; 14 hộp tiếp đạn AK, R15, K54, trung liên và Carbine. Ngoài ra, tại khu vực nhà bếp, cơ quan chức năng còn thu thêm 6 hộp đạn Rulô, mỗi hộp 50 viên; 1 thùng đạn đại liên trong đó có chứa kíp nổ; dây cháy chậm cùng 16 súng nhựa, lựu đạn nhựa. Số lượng thuốc nổ, súng đạn này được cất giấu dưới chân cầu thang gần khu vực nhà bếp, nơi xảy ra vụ nổ.[/size][/justify]
[justify][size=large]Theo cơ quan điều tra, 3 thùng đạn mã tử và hàng chục gói giấy hình tròn có chứa chất nổ gắn dây điện thò ra ngoài như kíp nổ thu tại hiện trường cùng 16 thùng chứa chất nổ, dây cháy chậm, nụ xòe… thu tại Công ty Lạc Việt (đường Hoàng Sa, gần nơi xảy ra vụ nổ) đang được giám định.[/size][/justify]
[justify][size=large]Chưa kiểm soát được vật liệu nổ[/size][/justify]
[justify][size=large]Theo luật sư Nguyễn Thành Công và luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TPHCM), pháp luật Việt Nam hiện nay có ban hành các văn bản quy định rất rõ về quản lý, sử dụng vật liệu nổ. Việc sản xuất, buôn bán, sử dụng các vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn, phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.[/size][/justify]
[justify][size=large] [/size][/justify]
[justify][size=large]Tuy vậy, trên thực tế, công tác quản lý các chất cháy nổ rất kém. Nhiều địa phương không thường xuyên kiểm tra việc mua bán, sử dụng, công tác bảo đảm an toàn… tại các cơ sở có chứa các chất cháy nổ. Từ đó, tạo ra tình trạng lưu hành các chất cháy nổ, sử dụng không đúng, không bảo đảm an toàn trong xã hội, đe dọa đời sống người dân.[/size][/justify]
[justify][size=large] [/size][/justify]
[justify][size=large]Vụ nổ tại nhà ông Lê Minh Phương cho thấy các cơ quan chức năng chưa quản lý kỹ càng đối với những người làm nghề dàn dựng, đạo cụ phim trường. Lẽ ra, các ngành chức năng phải liên kết với đoàn làm phim, lập danh sách những người chịu trách nhiệm cháy nổ của phim trường để buộc họ cam kết không được mang chất nổ về nhà.[/size][/justify]
[justify][size=large]Tại cuộc họp báo về Tuần lễ An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ lần thứ 15 diễn ra tại Bộ LĐ-TB-XH cùng ngày ở Hà Nội, Thiếu tướng Trần Anh Dũng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự an toàn xã hội - Bộ Công an, cho rằng vụ nổ xảy ra ở TPHCM khiến 11 người chết là rất nghiêm trọng. Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ, trong năm 2012, cả nước xảy ra 6.777 vụ tai nạn lao động làm 606 người chết. Cùng năm cũng xảy ra 1.751 vụ cháy làm 73 người chết, 136 người bị thương, thiệt hại về tài sản trị giá 1.114 tỉ đồng; 29 vụ nổ, làm chết 11 người, bị thương 50 người, thiệt hại về tài sản ước tính 307 tỉ đồng.[/size][/justify]
[justify][size=large]Hiện cả nước có hơn 100.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Theo quy định, mỗi năm, lực lượng cảnh sát PCCC sẽ phải tiến hành kiểm tra 4 lần đối với các cơ sở này song lực lượng công an không thể thanh, kiểm tra hết được vì số cơ sở cần kiểm tra quá nhiều. Thiếu tướng Trần Anh Dũng thừa nhận: “Hiện nay, các văn bản về quản lý vật liệu nổ, quản lý vũ khí cơ bản đã đầy đủ… Dù đã có nhiều cố gắng nhưng chúng ta vẫn kiểm tra, kiểm soát chưa hiệu quả đối với vật liệu nổ cũng như vũ khí quân dụng”.[/size][/justify]
[justify][size=large] [/size][/justify]
[size=large]11 người chết, 2 nhà sập hoàn toàn[/size]

[size=large] [/size]

[justify][size=large]Liên quan đến vụ nổ, ông Hồ Sỹ Cường (81 tuổi, đại tá, từng công tác tại Cục Tình báo - Bộ Công an) đã trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Nhân dân 115 sáng 26-2. Như vậy, vụ nổ kinh hoàng đã cướp đi sinh mệnh 11 người.[/size][/justify]
[justify][size=large]Cùng ngày, Sở Xây dựng TPHCM đã hoàn thành việc kiểm định vụ sập nhà do cháy nổ tại nhà ông Lê Minh Phương hôm 24-2. Kết quả, tại thời điểm kiểm tra, nhà số 384/7A, 384/9 đã sụp đổ hoàn toàn; nhà số 384/5, 384/7, 384/11, 384/35 bị ảnh hưởng với mức độ khác nhau. Sở Xây dựng kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp để bảo đảm an toàn.[/size][/justify]

[size=large] [/size]

[size=large]Cá nhân sử dụng vật liệu nổ là phạm luật[/size]

[justify][justify][size=large]Tại buổi trao đổi với báo chí chiều 26-2, Đại tá Nguyễn Văn Dung, Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) - Công an TPHCM, cho biết theo quy định của Nhà nước như Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH ngày 30-6-2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ”; Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23-4-2009 của Chính phủ… thì chỉ có các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, công ty có 100% vốn Nhà nước mới được sản xuất, kinh doanh và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN).[/size][/justify][/justify]
[justify][justify][size=large]Cụ thể, để sản xuất và kinh doanh VLNCN, phải là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công Thương và Bộ Quốc phòng. Vì vậy, trong hai lĩnh vực này, chỉ có các đơn vị của quốc phòng mới được phép hoạt động. Về vấn đề vận chuyển VLNCN dùng trong dân sự từ nơi này qua nơi khác, từ địa phương này sang địa phương khác, theo đại tá Nguyễn Văn Dung, cũng phải có giấy phép do cảnh sát PCCC cấp, quá trình vận chuyển VLNCN dùng trong dân sự cũng phải chấp hành theo các quy chuẩn an toàn của Việt Nam như được và không được dừng, đỗ xe ở điểm nào trên quãng đường vận chuyển.[/size][/justify][/justify]
[justify][justify][size=large]Căn cứ vào các quy định của pháp luật đã nêu, Công ty Lạc Việt của gia đình ông Lê Minh Phương là công ty tư nhân nên không được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và sử dụng VLNCN, nếu không được phép có nghĩa vi phạm pháp luật theo Pháp lệnh 16 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đến nay, các cơ quan chức năng vẫn đang tiến hành điều tra làm rõ loại vật liệu gì gây nổ (vật liệu nổ quân dụng hay hóa chất vì ông Phương biết quy trình tạo hiệu ứng nổ bằng hóa chất - PV), nguyên nhân nào dẫn đến phát nổ… Còn về trách nhiệm, theo đại tá Dung, tất nhiên địa phương nào để xảy ra tình trạng tàng trữ và xảy ra tai nạn liên quan đến VLNCN thì nơi đó chịu trách nhiệm.[/size][/justify][/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)